Cầu Trần Hưng Đạo Hà Nội Bắc Qua Sông Hồng - Alan Đức Nguyễn Chia Sẻ Chi Tiết Thông Tin Đến Nhà Đầu Tư Bất Động Sản

 

Cầu Trần Hưng Đạo Hà Nội – Động Lực Tạo Sức Bật Phát Triển Thủ Đô Mạnh Mẽ

Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên sẽ có tổng chiều dài 5,5km, tổng vốn đầu tư 8.900 tỉ đồng được thực hiện theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT). Một đầu của cầu Trần Hưng Đạo đặt trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Kết nối trung tâm Hà Nội đến khu vực đang phát triển mạnh mẽ. Phố Trần Hưng Đạo có từ thời Pháp thuộc, một đầu là Ga Hà Nội, chạy tầu xuyên Việt, một đầu là phố Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái , là tuyến Vành đai 1. Khu vực này có bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô, bệnh viện 108, từ khu vực này vào Phố Cổ Hà Nội chỉ 10 phút đi bộ. Một đầu cầu Trần Hưng Đạo đặt trên địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Nối vào phố Nguyễn Văn Linh, Đào Văn Tập. Khu vực này đang phát triển rất mạnh mẽ, năng động. Có Khu đô thị Vinhomes River Side, Khu đô thị Việt Hưng, Sân Golf Long Biên. Chính vì vậy có thể nói cầu Trần Hưng Đạo thể hiện tầm nhìn lớn của những nhà hoạch định chiến lược phát triển Thủ đô. Cầu Trần Hưng Đạo nằm giữa 2 cầu là cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy.

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận giao Công ty cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua Sông Hồng ( ảnh Alan Đức Nguyễn)

Dự án có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên.

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km, mặt cắt cầu 6 làn xe cơ giới. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô 1 làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư. Đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 4 làn xe.

Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đang hoàn thiện phương án kiến trúc trình Hội đồng tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo xem xét quyết định theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, sẽ xây dựng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội, trong đó 8 cầu đã xây dựng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh; cải tạo nâng cấp cầu Long Biên thành cầu cho đường bộ đi riêng; cầu Việt Trì – Ba Vì kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C thuộc địa phận Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Thời gian tới sẽ xây dựng mới 10 cầu gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc – Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh).

Trân trọng

Alan Đức Nguyễn Chuyên gia bất động sản

https://alanducnguyenphaply.blogspot.com/

https://alanducnguyenpro.blogspot.com/2021/08/alan-uc-nguyen-chuyen-gia-bat-ong-san.html

https://alanducnguyenpro.blogspot.com/2021/08/alan-uc-nguyen-iem-nhung-kien-thuc-bat.html

https://alanducnguyen.com/cau-tran-hung-dao-ha-noi-dong-luc-tao-suc-bat-phat-trien-thu-do-manh-me/






Nhận xét

Bài đăng phổ biến